Chính sách xin visa Việt Nam cho người nước ngoài đã có nhiều thay đổi quan trọng, đặc biệt là từ ngày 15 tháng 8 năm 2023. Dưới đây là thông tin chi tiết về các loại visa, điều kiện, quy trình xin visa và các quy định pháp lý liên quan dành cho người nước ngoài khi ở Việt Nam.
1. Visa là gì? Evisa là gì?
Visa nhập cảnh, hay còn gọi là thị thực nhập cảnh, là loại giấy tờ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài vào Việt Nam với các mục đích như du lịch, đầu tư, thăm thân nhân…
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, ngoài việc cấp visa trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền, visa nhập cảnh cũng có thể được cấp qua hình thức online, được biết đến với tên gọi là thị thực điện tử (E-visa), thông qua Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam.
2. Các loại Visa cho người nước ngoài vào Việt Nam phổ biến
Theo quy định mới của Luật 51/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020, visa Việt Nam được phân thành 21 loại chính, bao gồm: DL, DN1, DN2, NG, DH, LV, HN, PV, VR, TT, LĐ 1, LĐ2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4, SQ,…
Trong số đó có 6 loại visa phổ biến nhất là:
- Visa du lịch (DL)
- Visa công tác (DN1 – DN2)
- Visa lao động (LĐ1 – LĐ2)
- Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4)
- Visa thăm thân TT
- Visa điện tử (EV)
Danh sách các loại Visa cho người nước ngoài vào Việt Nam bao gồm:
Loại Visa | Mô tả | Hiệu lực |
---|---|---|
LĐ1 – LĐ4 | Cấp cho người nước ngoài vào lao động tại Việt Nam | tối đa 02 năm |
ĐT1 – ĐT2 | Cấp cho người nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam | tối đa 05 năm |
DN1 – DN2 | Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp Việt Nam | tối đa 12 tháng |
TT | Cấp cho người nước ngoài là vợ chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp visa,
kí hiệu: LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, hoặc người nước ngoài là thân nhân (cha, me, vợ, chồng, con) của công dân Việt Nam |
tối đa 12 tháng |
DH | Cấp cho người nước ngoài vào học tập, thực tập | tối đa 12 tháng |
LV1 – LV2 | Cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với các cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương. | tối đa 12 tháng |
NG1 – NG4 | Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao. | tối đa 12 tháng |
NH1 – NH2 | Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, dự án của tổ chức và người nước ngoàitại Việt Nam. | tối đa 12 tháng |
NH3 | Cấp cho người nước ngoài vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức nước ngoài,… tại Việt Nam | tối đa 12 tháng |
LS | Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam | tối đa 05 năm |
PV1 | Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam | tối đa 12 tháng |
PV2 | Cấp cho phóng viên, báo chí làm việc ngắn hạn tại Việt Nam | tối đa 12 tháng |
VR | Cấp cho người nước ngoài vào thăm thân nhân hoặc mục đích khác | tối đa 06 tháng |
HN | Cấp cho người nước ngoài vào dự hội thảo, hội nghị tại Việt Nam | tối đa 03 tháng |
Visa điện tử (EVisa) | Cấp cho người nước ngoài xin visa Việt Nam vào Việt Nam ngắn hạn qua hệ thốngxin online của Việt Nam | tối đa 30 ngày |
3. Điều kiện xin Visa (thị thực) cho người nước ngoài vào Việt Nam
Tại Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh ,cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 có quy định về điều kiện cấp visa cho người nước ngoài như sau:
Điều kiện cấp thị thực:
1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.
3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
5. Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này.
Theo đó, người nước ngoài để được cấp visa Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
3.1 Có hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế
Thời hạn của hộ chiếu phải nhiều hơn thời hạn visa dự kiến xin ít nhất 30 ngày.
3.2 Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp:
- Cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài
- Cấp thị thực điện tử theo đề nghị của cơ quan, tổ chức
- Cấp thị thực cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh thuộc các trường hợp sau đây:
a) Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại;
b) Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.
3.3 Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 Luật xuất nhập cảnh bao gồm:
- Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.
- Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
- Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
- Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
- Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
- Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
- Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
- Vì lý do thiên tai.
- Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3.4 Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
3.5 Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện:
- Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao có ký hiệu là NG1, NG2, NG3, NG4
4. Hồ sơ, thủ tục xin visa cho người nước ngoài vào Việt Nam
Giai đoạn 1: Xin công văn nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài
Hồ sơ xin cấp công văn nhập cảnh cho người nước ngoài vài Việt Nam bao gồm:
Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh:
- Mẫu NA2 – Công văn đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (trong công văn ghi rõ nơi nhận visa là tại Đại sứ quán, lãnh sự quán Việt nam ở nước ngoài hoặc tại cửa khẩu quốc tế, sân bay quốc tế của Việt Nam).
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép thành lập/Quyết định thành lập của tổ chức.
- Mẫu NA16 – Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.
- Thông tin chuyến bay nhập cảnh: số hiệu, hành trình chuyến bay và cửa khẩu sân bay quốc tế nhập cảnh.
- Giấy giới thiệu kèm theo CMND/CCCD/Hộ chiếu người được tổ chức, doanh nghiệp đi làm thủ tục tại cơ quan xuất nhập cảnh.
Trường hợp công dân Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú/tạm trú tại Việt Nam bảo lãnh cho thân nhân nhập cảnh:
- Mẫu NA3 – Đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh.
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu nếu người bảo lãnh là công dân Việt Nam.
- Bản sao thẻ thường trú/thẻ tạm trú nếu người bảo lãnh là người nước ngoài.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Cơ quan tiếp nhận: Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam
- Tại Hà Nội: 44 Trần Phú – Ba Đình – Hà nội
- Tại HCM: 333 Nguyễn Trãi, Quận 1.
Cách nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp
- Nộp Online qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Xem thêm: Hướng dẫn xin công văn nhập cảnh online qua dịch vụ công
Nhận kết quả trực tiếp hoặc online qua hệ thống cổng dịch vụ công.
Thời gian xử lý hồ sơ: 3-5 ngày làm việc
Giai đoạn 2: Xin Visa (thị thực) cho người nước ngoài vào Việt Nam
Hồ sơ xin visa Việt Nam bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai đề nghị cấp visa Việt Nam (mẫu NA1 ban hành kèm theo Thông tư 22/2023/TT-BCA);
- Hộ chiếu (còn thời hạn ít nhất 6 tháng) hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
- Các giấy tờ của cơ quan, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài tại Việt Nam;
- Các giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh của người nước ngoài theo quy định.
– Cách thức nộp:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh.
- Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
– Cơ quan tiếp nhận:
- Tại Hà Nội: 44-46 đường Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội;
- Tại TP. HCM: 333-335-337 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. HCM.
– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ: cấp giấy hẹn trả kết quả cho người đề nghị cấp thị thực; yêu cầu nộp phí cho cán bộ thu phí, cán bộ thu phí thu tiền, giao biên lai thu tiền cho người đề nghị cấp thị thực hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an để người đề nghị cấp thị thực thanh toán trực tuyến và nhận biên lai điện tử.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ: cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an để người đề nghị cấp thị thực hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện: không tiếp nhận hồ sơ, trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do.
+ Người đề nghị cấp thị thực trực tiếp nhận kết quả tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh; khi đến nhận kết quả mang theo giấy hẹn trả kết quả, biên lai thu tiền để đối chiếu. Trường hợp đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cung cấp dịch vụ bưu chính.
+ Trường hợp chưa cấp thị thực thì trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do.
+ Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).
5. Lệ phí xin cấp Visa (thị thực) cho người nước ngoài vào Việt Nam
STT | Loại visa (thị thực) | Lệ phí |
---|---|---|
01 | Thị thực có giá trị một lần | 25USD/chiếc |
02 | Thị thực có giá trị nhiều lần thời hạn không quá 03 tháng | 50 USD/chiếc |
03 | Thị thực có giá trị nhiều lần thời hạn 3 tháng đến 6 tháng | 95 USD/chiếc |
04 | Thị thực có giá trị nhiều lần thời hạn 6 tháng đến 12 tháng | 135 USD/chiếc |
05 | Thị thực có giá trị nhiều lần thời hạn 12 tháng đến 02 năm | 145 USD/chiếc |
06 | Thị thực có giá trị nhiều lần thời hạn 02 năm đến 05 năm | 155 USD/chiếc |
07 | Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn) | 25 USD/chiếc |
6. Dịch vụ xin cấp Visa cho người nước ngoài vào Việt Nam
Quy trình xin visa cho người nước ngoài vào Việt Nam khá phức tạp, cần nhiều loại giấy tờ, thủ tục pháp lý khác nhau đối với từng trường hợp xin visa. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, cũng như hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra có thể dẫn đến trục xuất, mời bạn tham khảo dịch vụ làm visa cho người nước ngoài của Công ty Luật H&A. Quý khách sẽ được:
- Tư vấn các hình thức visa: visa lao động, visa đầu tư, visa du học, visa thăm thân, miễn thị thực, evisa – thị thực điện tử
- Tư vấn thẻ tạm trú, thẻ thường trú cho người nước ngoài
- Tư vấn về thủ tục làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam, hoặc xử lý LLTP của người nước ngoài được cấp tại nước ngoài;
- Tư vấn xin công văn nhập cảnh, visa doanh nghiệp cho chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật
- Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đối với người nước ngoài tại Việt Nam
- Đại diện Khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện mọi thủ tục pháp lý cần thiết
7. Một số câu hỏi thường gặp
E-visa (hay còn gọi là visa điện tử) là một loại thị thực do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài qua hệ thống giao dịch điện tử. Thị thực điện tử Việt Nam có giá trị một lần hoặc nhiều lần, thời hạn không quá 90 ngày.
Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh tại 02 địa chỉ sau:
- Tại Hà Nội: 44-46 đường Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội;
- Tại TP. HCM: 333-335-337 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. HCM.
Thời gian giải quyết: 03-07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam cần thực hiện 02 thủ tục sau:
- Xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài
- Xin visa (thị thực) cho người nước ngoài